Công tác xây dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 Tại trường THCS xã Thanh Yên

Thứ bảy - 29/03/2025 09:14
------------------------------------
    Đội ngũ nhà giáo có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của Nhà trường. Đặc biệt khi mà toàn ngành đang chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để đáp ứng với yêu cầu đổi mới CT GDPT 2018. Xuất phát từ quan điểm “thành bại của công việc quyết định ở con người”, nên trong những năm qua trường THCS xã Thanh Yên luôn coi việc nâng cao chất lượng đội ngũ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Giáo viên dạy giói cấp tỉnh 04 đ/c; Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 11 đ/c; Giáo viên dạy giỏi cấp trường 16 đ/c. Nhiều đ/c là CBQL, Giáo viên cốt cán của Ngành như thầy Nguyễn Duy Quảng, cô Lê Thị Nhung, cô Phạm Thị Tuyết, cô Lò Thị Dung.
    Để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, trong điều kiện của đơn vị, nhà trường chủ động lập kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng chương trình GDPT mới cho giáo viên; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại giáo viên, đưa nhiệm vụ phấn đấu nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu chương trình mới của giáo viên vào hệ thống tiêu chí đánh giá thi đua. Để đội ngũ có thể đáp ứng được các yêu cầu đổi mới đơn vị, nhà trường tập trung bồi dưỡng những nội dung chính sau:
- Thứ  nhất  đối với các TCM luôn chú trọng công tác tự bồi dưỡng về xây dựng kế hoạch chiến lược và tổ chức thực hiện các mục tiêu đề ra theo định hướng mới thông qua các kế hoạch của nhà trường, các khóa tập huấn và rút kinh nghiệm của TCM qua từng năm học.
- Thứ hai tập trung bồi dưỡng năng lực xây dựng mục tiêu, thiết kế bài giảng cho giáo viên. Đối với giải pháp này, nhà trường giao cho Tổ chuyên môn và giáo viên cốt cán tham gia các đợt tập huấn nghiên cứu kĩ về cách xây dựng mục tiêu, thiết kế bài học theo CV 5512 và hiểu rõ CV 5512. Năng lực thiết kế bài giảng cũng được chú trọng bằng cách GV cần UD modun 9– Công nghệ thông tin đã được bồi dưỡng. Qua việc bồi dưỡng modunt 9 các thầy cô đã biết cách thiết kế bài giảng trên phần mềm Powerpoint sao cho hấp dẫn, lôi cuốn cũng như biết cách chèn video, cách thiết kế các trò chơi...
- Thứ ba là bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, để có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh đạt hiểu quả, cần bồi dưỡng cho giáo viên về quy trình các bước để tổ chức HĐTN, dự kiến các năng lực, phẩm chất đạt được thông qua các hoạt động đó.
-  Thứ tư là bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh (HS), phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS. Nghiên cứu kĩ Thông tư 22/ về hướng dẫn đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh. Thực hiện các tiết chuyên đề, thao giảng để góp ý cho nhau về đánh giá HS như thế nào mang lại hiệu quả tích cực.
- Thứ năm là chú trọng bồi dưỡng về giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo thông qua kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm; kỹ năng kiềm chế cảm xúc; kỹ năng giải quyết xung đột và vấn đề giữ gìn hình ảnh, uy tín, danh dự nhà giáo.
- Thứ sáu là đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên từ chương trình, tài liệu đến phương thức tổ chức thực hiện theo hướng thực sự tăng cường tính tự học, tự bồi dưỡng của người học và người dạy.
    Ngoài hình thức bồi dưỡng truyền thống (Bồi dưỡng thông qua các buổi tập huấn, dự giờ trên lớp) thì hình thức bồi dưỡng mới: Tự bồi dưỡng trên google meet, bồi dưỡng thông qua đăng kí tài khoản trên các trang tập huấn, trang dạy học trực tuyến được triển khai đến toàn thể giáo viên. Việc tự đào tạo là yếu tố đặc biệt quan trọng để phát triển năng lực giáo viên: Trong quá trình dạy học thì việc tự bồi dưỡng là điều kiện tốt nhất để nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tương xứng với vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Mỗi người giáo viên trong quá trình dạy sẽ biết rõ nhất mình có những ưu thế gì, còn những hạn chế gì; biết điểm mạnh và yếu của bản thân; biết chất lượng giảng dạy của mình đến đâu từ đó sẽ có cách tự bồi dưỡng để hoàn thiện mình. Tự bồi dưỡng là con đường tích lũy kiến thức, gọt sắc tư duy, là sự trăn trở, thử nghiệm để tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học. Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay việc tự đào tạo, bồi dưỡng gặp rất nhiều thuận lợi. Chỉ cần thầy cô của chúng ta cầu toàn, nỗ lực, nghiêm khắc với bản thân và có phương pháp học tập thì việc nâng cao năng lực của bản thân không phải là việc quá khó. Có rất nhiều tấm gương về dạy giỏi; có rất nhiều cách làm hay, sáng tạo mà thầy cô ở nơi này, nơi khác đã áp dụng và mang lại kết quả đáng ghi nhận; có những chương trình ý nghĩa như “thầy cô chúng ta đã     thay đổi” để thầy cô có thể tham gia, có thể học hỏi…để tự hoàn thiện mình.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, vai trò và yêu cầu về năng lực của đội ngũ nhà giáo càng được nâng cao thì công tác đào tạo, bồi dưỡng càng nâng tầm quan trọng. “ Muốn có Trò hay phải có Thầy giỏi” vậy nên đội ngũ nhà giáo trường THCS xã Thanh Yên luôn quyết tâm phấn đấu ngày càng vững mạnh để đáp ứng yêu cầu đổi mới thực hiện Chương trình GDPT 2018 góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện và bề dày thành tích của nhà trường.
                                        Tác giả bài viết: Lê Thị Nhung
                                        Phó Hiệu trưởng - Phụ trách chuyên môn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập249
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm213
  • Hôm nay3,037
  • Tháng hiện tại3,389
  • Tổng lượt truy cập2,271,201
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi