Chương trình GDPT 2018 là chương trình mở, tăng tính chủ động cho nhà trường. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT 4.0, sự tuyên truyền của các cấp và nhà trường do đó toàn xã hội cùng với phụ huynh học sinh đã nắm bắt được những lộ trình và các điều kiện cần có để đáp ứng thực hiện đổi mới CTGDPT 2018. Đảm bảo đúng chủ đề năm học 2024 - 2025 là “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên (10/10/1949 - 10/10/2024), 80 năm truyền thống ngành Giáo dục. Từ đó các hoạt động chuyên môn dạy và học của nhà trường, tổ chuyên môn đảm bảo theo chủ đề năm học và bám sát kế hoạch chỉ đạo của các cấp.
Ngay từ đầu năm học Chuyên môn nhà trường đã triển khai đến các tổ chuyên môn thực hiện có linh hoạt, hiệu quả Chương trình GDPT 2018 đối với tất cả các khối lớp, đặc biệt với khối lớp 9. Tổ chuyên môn Khoa học xã hội đã nhanh chóng tiếp cận và chỉ đạo giáo viên tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Phát huy tính chủ động, tích cực, linh hoạt trong thực hiện Chương trình giáo dục nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của giáo viên, tổ chuyên môn.
Làm tốt công tác tuyên truyền mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước, nhân loại.
Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Cấu trúc Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình tổng thể là văn bản quy định những vấn đề chung nhất, có tính chất định hướng của chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình môn học và hoạt động giáo dục là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học và hoạt động giáo dục trong thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học hoặc cấp học.
Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi. Các phẩm chất chủ yếu bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Các năng lực cốt lõi bao gồm năng lực chung và năng lực đặc thù, năng lực chung bao gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực đặc thù bao gồm: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. Chương trình giáo dục phổ thông mới chuyển một nền giáo dục nặng về kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh; thay việc trước đây học sinh học "biết được những gì" bằng học sinh học để "làm được những gì".
Trong công tác chuyên môn nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo mọi điều kiện để đội ngũ giáo viên tham gia học tập, nâng cao trình dộ, năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện giảng dạy Chương trình GDPT 2018. Tổ KHXH được giao nhiệm vụ đảm nhận thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục: Ngữ văn khối 6,7,8,9; Lịch sử & Địa lí khối 6,7,8,9; GDCD khối 6,7,8,9; GDĐP khối 6,7,8,9; Hoạt động TN-HN khối 6,7,8,9. Đội ngũ giáo viên của tổ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề, tỷ lệ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp trường là 9/9 GV đạt 100%, cấp tỉnh là 02 đồng chí chiếm tỉ lệ 20%; 03 đồng chí đăng kí tham gia thi GVG cấp huyện năm học 2024-2025 tổ chức trong tháng 01/2025, nhiều đồng chí được Sở, Phòng GD&ĐT trưng tập làm giáo viên cốt cán cho ngành.
100% giáo viên tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn do các cấp tổ chức; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS; tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ; 100% giáo viên tham gia, hoàn thành các lớp bồi dưỡng về chuyên môn theo yêu cầu.
Đối với giáo viên trong tổ trực tiếp giảng dạy các bộ môn: nhận thức rõ giáo viên là nhân tố quan trọng nhất để thực hiện chương trình, dạy học theo chương trình; sự thay đổi thành công phải là thay đổi của người giáo viên; giáo viên phải giải phóng tư tưởng phải yêu nghề, tâm huyết với nghề, luôn luôn tự học; chủ động, sáng tạo, phát huy sáng tạo cao nhất; thầy cô phải bám sát đối tượng học sinh, phải có động lực dạy học; thầy cô thay đổi "dạy học sinh cái gì?" trước đây bằng "dạy bằng cách nào?" để học sinh học xong chương trình "làm được cái gì?" thay cho "biết được cái gì?".
Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, thực hiện thường xuyên và hiệu quả các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực, tăng cường đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh, đa dạng hóa các hình thức giáo dục, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; tích cực đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai ứng dụng công nghệ số trong dạy và học. Thực hiện hướng dẫn học sinh nghiên cứu Khoa học kĩ thuật; tham gia cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên các cấp; tổ chức các hoạt động ngoại khóa phong phú tạo được sân chơi bổ ích cho HS để các em ứng dụng kiến thức vào thực tiễn có ý nghĩa. Một số hoạt động ngoại khóa tiêu biểu tổ KHXH tham gia: hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng; hội chợ Tết; tham gia Chương trình “Âm vang Điện Biên”; chúng em làm chiến sĩ…
Ngay từ đầu năm học tổ KHXH đã lên kế hoạch thực hiện các tiết chuyên đề ở các bộ môn mà tổ trực tiếp giảng dạy: trong tháng 9,10,11 tổ đã thực hiện 03 chuyên đề theo hướng nghiên cứu bài học cấp trường gồm các môn Giáo dục công dân, Lịch sử - Địa lí (Lịch sử), Đọc thư viện.
Công tác mũi nhọn: ngay từ đầu năm học thực hiện Kế hoạch của chuyên môn nhà trường, tổ tiến hành phần công giáo viên trực tiếp ôn đội tuyển HSG các môn các khối lớp. Đặc biệt khối lớp 9 tiến hành lập danh sách, xây dựng các chủ đề và tiến hành bồi dưỡng ngay từ đầu tháng 8 năm 2024.
Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, các thành viên tổ KHXH trường THCS xã Thanh Yên đang dần hoàn thiện, tích cực đổi mới, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. Hiện tổ có 09/09 đạt GVG cấp trường; 02 đồng chí được bảo lưu GV dạy giỏi cấp tỉnh (Đặng Thị Hồng, Lò Thị Dung); Trong các cuộc thi của học sinh: có đội tuyển HSG lớp 9 môn Văn, Sử, Địa ôn thi cấp trường, đạt giải cấp huyện (Văn có 03 em 01 giải nhì; 01 giải ba, 01 giải khuyến khích; Lịch sử và Địa lí có 02 giải khuyến khích; Hiện tại cả 05 em đều có tên trong danh sách ôn thi cấp tỉnh.
Tiết học chuyên đề Đọc thư viện của giáo viên tổ KHXH
|
Tiết học chuyên đề Đọc thư viện của giáo viên tổ KHXH
|
Tiết thi giảng GV dạy giỏi cấp trường của giáo viên tổ KHXH
|
Thầy cô và các em học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm tháng 10/2024
|
Các em học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm tháng 10/2024
|
|
Giáo viên tổ KHXH trong côg tác Bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9
Một số tiết dạy tại phòng chức năng tổ KHXH |
Tổ Khoa học xã hội năm học 2024-2025 |
Bằng những việc làm thiết thực trong công tác chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp có thể khẳng định việc tuyên truyền, thực hiện Chương trình GDPT 2018 của tổ Khoa học xã hội đã thực sự chuyển mình và có nhiều kết quả bước đầu khởi sắc. Năm học 2024-2025 đã bước sang những tháng trọng tâm của học kỳ I năm học, các thành viên của tổ sẽ cố gắng nỗ lực và đạt nhiều kết quả cao hơn nữa trong các phong trào thi đua của học kỳ I và cả năm học.
Tác giả: Đặng Thị Hồng - tổ trưởng tổ Khoa học xã hội