Là một giáo viên, một tổ trưởng chuyên môn, cô giáo Nguyễn Thị Phương luôn là người nêu gương trong công tác từ thiện của nhà trường. Tuy cô còn khó khăn nhưng cô đã kêu gọi được sự giúp đỡ của các thầy cô trong nhà trường, bạn bè và các tấm lòng hảo tâm trong nước quyên góp ủng hộ các em học sinh và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong trường và nhiều trường trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần. Cô làm mọi người thực sự khâm phục chính là giữa cách nghĩ và việc làm của cô luôn chứa đựng một tinh thần trách nhiệm lớn lao, cao cả. Cô nói: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, con người sinh ra bản tính đã là thiện thì hãy giữ lấy cái thiện để sống với đời, giúp cho người. Từ ngày biết làm điều thiện đến nay, tôi không nghĩ mình đã giúp được cho bao nhiêu người nhưng tôi vẫn thấy thiếu bởi quanh ta còn vô số những HS và gia đình bất hạnh, khốn khổ… cần được sự sẽ chia, giúp đỡ của những người may mắn hơn về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần.
Bên cạnh đó cô còn vận động các thành viên trong gia đình tham gia làm từ thiện, qua đó giáo dục con cháu lòng nhân ái, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Sẽ tiếp tục việc thiện nguyện này và kêu gọi thêm nhiều những tấm lòng hảo tâm cùng tham gia chung sức, chia sẻ với những số phận bất hạnh trong cuộc sống.
Với cô, làm việc thiện để giúp đỡ người khác không phải chỉ ở những hành vi, nghĩa cử đưa tiền của, vật chất đến tay người khác mà không một mảy may rung động trước hoàn cảnh của họ. Và càng không phải chỉ có vật chất mới đánh giá được một công việc từ thiện mà có khi những việc làm bằng công sức lại là những nghĩa cử từ thiện cao đẹp nhất. Chẳng hạn, một người bỏ công chăm sóc cho một người gặp nạn dọc đường không có thân nhân bằng cả tấm lòng thương yêu trìu mến của mình còn hơn một người khác dúi vào tay người gặp nạn ấy một nắm tiền hay một lọ thuốc như của bố thí, cho làm phước mà không hề có một chút rung động, thương xót nào về phía trái tim. Bởi vậy, làm việc thiện không phải là bố thí. Người cần được mọi người làm việc thiện cho mình, họ cần tình thương, sự cảm thông, chia sẻ và thông qua tình thương ấy là sự san sẻ vật chất hơn là sự bố thí vật chất nhiều mà tình thương thì lại quá mỏng manh. Cô và các thầy cô trong nhà trường THCS xã Thanh Yên luôn khắc ghi câu nói “ Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi”.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÔ PHƯƠNG CÙNG CÁC THẦY CÔ TRONG NHÀ TRƯỜNG TRAO QUÀ CHO HS VÀ GIA ĐÌNH CÓ HÒN CẢNH KHÓ KHĂN
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn